Luật chuyển chủ Đài Loan, trường hợp nào người lao động được chuyển chủ?

October 15, 2018 8:56 am
Xuất khẩu lao động Đài Loan là lựa chọn của nhiều lao động Việt Nam với mong muốn có cơ hội để kiếm tìm vốn làm ăn sau khi về nước, thay đổi cuộc sống. Tuy nhiên, trong thực tế cũng có nhiều bạn đi XKLĐ Đài Loan lại gặp phải n..

Xuất khẩu lao động Đài Loan là lựa chọn của nhiều lao động Việt Nam với mong muốn có cơ hội để kiếm tìm vốn làm ăn sau khi về nước, thay đổi cuộc sống. Tuy nhiên, trong thực tế cũng có nhiều bạn đi XKLĐ Đài Loan lại gặp phải những đơn hàng không như ý. Để bảo vệ quyền lợi người lao động, chính phủ Đài Loan đã đề ra những quy định về việc người lao động được phép chuyển chủ lao động. Bài viết sau đây chúng tôi xin chia sẻ các thông tin liên quan đến luật chuyển chủ tại Đài Loan và khi nào thì người lao động được phép chuyển chủ.

Luật chuyển chủ Đài Loan

Luật chuyển chủ tại Đài Loan

Người lao động trước khi xuất cảnh sang Đài Loan làm việc, họ sẽ được kí hợp đồng đơn hàng trực tiếp với chủ sử dụng lao động Đài Loan. Như vậy có nghĩa là khi đã kí vào hợp đồng, người lao động sẽ phải làm việc và thực hiện theo các thỏa thuận đã được kí kết trong hợp đồng. Tuy nhiên, người lao động khi sang Đài Loan làm việc thì cũng có một số lao động gặp phải các trường hợp như không có việc làm, công ty chậm trả lương, hoặc không trả lương, điều kiện ăn ở, sinh hoạt không như trong quy định của hợp động, chủ lao động đối xử tệ bạc … Đây là những trường hợp có xảy ra song không đáng kể, chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Nhưng để đảm bảo quyền lợi và tạo sự an tâm cho lao động Việt Nam thì người lao động có quyền đổi chủ mới.

Luật chuyển chủ Đài Loan

Điều này được nêu rõ trong luật lao động của giới chức Đài Loan và những trường hợp lao động đổi chủ, chuyển chủ đó sẽ được gọi là đơn hàng chuyển chủ Đài Loan.

Ý nghĩa luật chuyển chủ Đài Loan

Những trường hợp quyết định đi xuất khẩu lao động, đa phần đều là những lao động có hoàn cảnh khó khăn, không có việc làm mong muốn bỏ ra vài năm làm ăn xa xứ tại những quốc gia phát triển để có thể thay đổi cuộc sống, nắm bắt cơ hội để có thể kiếm mốt số vốn để khi về nước có thể làm ăn, kinh doanh thoát nghèo. Khi quyết định đi XKLĐ nói chung và XKLĐ sang Đài Loan nói riêng, người lao động phải mất chi phí để xuất cảnh, học tiếng … phần nhiều họ phải nhờ sự hỗ trợ vay vốn từ ngân hàng hoặc người thân. Do đó, khi sang đến Đài Loan làm việc, tiền họ kiếm được một phần phải để dành ra trả nợ, một phần chi trả các khoản thu, sinh hoạt tại nước sở tại và phần còn lại họ dành dụm gửi về quê hoặc tích cóp làm vốn.

Luật chuyển chủ Đài Loan

Như vậy nếu như những lao động có đơn hàng suôn sẻ, thuận lợi thì hầu như chỉ 1 thời gian là họ đã hoàn trả xong mọi nợ nần, và số thời gian còn lại họ tự lo cho cuộc sống và tích cóp cho bản thân. Đó là lý do vì sao con đường xóa đói giảm nghèo nhanh nhất được Nhà nước ta chú trọng chính là con đường XKLĐ. Nếu như người lao động gặp phải đơn hàng rủi ro như công ty hoặc chủ sử dụng lao động bị phá sản, làm ăn sa sút, hoặc trả lương chậm trễ, thậm chí không trả lương, điều kiện làm việc và ăn ở cơ cực thì lại đẩy họ vào con đường khốn đốn hơn khi nợ vay vốn xuất cảnh vẫn còn đó.

Hiểu đúng tình trạng, và xử lý thấu đáo, giới chức Đài Loan đã đưa ra luật chuyển chủ nhằm giúp cho lao động khi gặp khó khăn được phép được tìm chủ mới và tiếp tục công việc tại Đài Loan mà không vi phạm các quy định của luật pháp. Có thể thấy đây là việc làm hết sức ý nghĩa, mở ra cho người lao động những cơ hội mới và giúp họ có niềm tin hơn vào con đường mà họ đã chọn.

Tham khảo thêm:

Những câu hỏi thường gặp về xuất khẩu lao động Đài Loan

Những điều cần lưu ý khi đi xuất khẩu lao động Đài Loan

Những trường hợp nào người lao động được phép chuyển chủ?

Bạn nên nhớ rằng, lao động Việt Nam khi sang Đài Loan làm việc được phép chuyển chủ, nhưng việc này phải được tuân theo quy định và luật pháp, không phải vì lý do cảm tính mà tự ý chuyển chủ. Việc chuyển chủ sẽ được áp dụng ngay sao khi Bộ Lao động Đài Loan hủy bỏ quyền thuê mướn chủ được quy định trong Hợp động mà bạn đã kí với chủ lao động trước đó.

Một số trường hợp chuyển chủ.

Chủ thuê lao động bị phá sản hoặc phải cắt giảm lao động

Chủ thuê định cư ở nơi khác xa xôi hoặc không tiện cho sinh hoạt và làm việc của bạn mà bạn không thể thích nghi được Bạn bị hành hạ và ngược đãi về cả thể chất hoặc tinh thần. Phần này bạn cần cung cấp chứng từ, bằng chứng thuyết phục Không trả lương đúng theo hợp đồng, hoặc chậm lương, nợ lương và không thực hiện đầy đủ về quyền lợi lao động theo quy định.

Chủ thuê là người vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến quyền lợi của bạn.

Lao động bị ép làm việc bất hợp pháp hoặc chủ lao động kinh doanh bất hợp pháp. Bằng chứng là phải có thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng Nếu như bạn làm đơn hàng điều dưỡng, chăm sóc người già bạn cũng được phép đổi chủ khi bênh nhân đó qua đời.

Ngoài ra, đối với lao động làm việc trên các tàu đánh bắt cá, nếu thuyền bị hư hại, lao động có thể đổi chủ. Trên đây là những thông tin liên quan đến luật đổi chủ Đài Loan và những trường hợp được phép chuyển chủ. Mọi thông tin tư vấn vui lòng liên hệ 1900 1582 

Đăng bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*


Tags: , ,